Từ năm 1986 đến nay Người_Hoa_(Việt_Nam)

Sau khi Nguyễn Văn Linh thực thi chính sách Đổi Mới vào năm 1986, sự kỳ thị chống người Hoa đã giảm rõ rệt, và kéo theo đó là chính sách khoan hòa với người Hoa để giảm xung đột với Trung Quốc. Đi kèm theo đó, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chính sách hỗ trợ và đảm bảo văn hóa của người Hoa tại Việt Nam được giữ gìn. Cùng với đó, người Hoa cũng dần lấy lại ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam. Về mặt tư tưởng – nhận thức, cho đến cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21, người gốc Hoa đã hòa nhập sâu sắc vào xã hội Việt Nam đến mức họ tự xem mình là người Việt Nam và mang gốc gác văn hóa thuộc dân tộc Hoa (được công nhận trong 54 dân tộc Việt Nam), chứ không phải là Hoa kiều sinh sống trên nước Việt Nam. Và về mặt tâm lý – tình cảm, đại đa số bộ phận người Việt gốc Hoa có khuynh hướng ủng hộ lập trường và quan điểm của phía chính phủ Việt Nam hơn trong việc xử lý các sự vụ bất đồng - tranh chấp (nếu có phát sinh, với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), một số ít ỏi người Việt gốc Hoa khác (trong đó đa phần là người lớn tuổi) thì có thái độ trung lập ôn hòa và không thể hiện ý kiến trong các sự vụ kiểu này.

Sự kiện biến động ở Hồng Kông 1997

Tính cho đến thời điểm trước, trong, và sau năm 1997, có nhiều nguồn dư luận trong cộng đồng dân cư Hồng Kông rằng họ sẽ có thể phải rời bỏ Hồng Kông để sang một nước thứ ba lánh nạn, khi Hồng Kông được trao trả từ tay nước Anh về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Viễn cảnh một nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hà khắc sẽ tiếp quản và cai trị mọi mặt từ chính trị đến đời sống của người dân Hồng Kông vốn đã quen với các giá trị kiểu phương Tây, đã khiến một số lượng dân cư tại đây cảm thấy bất an và tìm đường sang một nước thứ ba để tránh xáo trộn và không bị đàn áp. Một trong những nơi có thể tiếp nhận được làn sóng người di cư Hồng Kông là Việt Nam. Thực tế, có một số nhà đầu tư đã nhạy bén và đón đầu xu thế này, một số công trình dân cư được đầu tư tài chính xây dựng nên tại Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là Chợ Lớn), tiêu biểu là Thuận Kiều Plaza, công trình này được thiết kế theo đúng kiểu mẫu của dạng cao ốc căn hộ tại Hồng Kông (trần nhà thấp và không gian mỗi căn hộ là rất nhỏ) để đón làn sóng di dân Hồng Kông sang.

Tuy nhiên, làn sóng ồ ạt người di cư Hồng Kông sang Việt Nam đã không xảy ra, chỉ có một số lượng ít di dân Hồng Kông chọn sang Mỹ hoặc Canada - nơi có cộng đồng Hoa kiều đông đảo hơn, một số chọn lựa ở lại Hồng Kông đánh cược với thời cuộc thay vì phải di cư sang một nước thứ ba và khởi nghiệp từ đầu. Và vì thế đã không có thêm một làn sóng di dân mới nào nữa từ Trung Hoa sang Việt Nam ở thời điểm cuối thế kỷ XX.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Hoa_(Việt_Nam) http://www.asiapacificms.com/papers/pdf/gt_opium_t... http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_c... http://books.google.com/books?id=3NHoI2HoFiQC&prin... http://books.google.com/books?id=foZAdRgB-nwC&lpg=... http://books.google.com/books?id=uEYKCGj6J0wC&prin... http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguo... http://www.cia.gov/cia/publications/factbook/geos/... http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=9... http://web.archive.org/web/20171029013833/http://t... http://nghiencuuquocte.org/2016/06/19/lich-su-nguo...